1.1.1. Hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp tư nhân bao gồm (Quy định tại Điều 19 Nghị định số 43/2010/NĐCP):
- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
- Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân của chủ doanh nghiệp tư nhân.
- Văn bản xác nhận vốn pháp định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền đối với doanh nghiệp kinh doanh ngành, nghề mà theo quy định của pháp luật phải có vốn pháp định.
- Bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề của một hoặc một số cá nhân theo quy định đối với doanh nghiệp tư nhân kinh doanh các ngành, nghề mà theo quy định của pháp luật phải có chứng chỉ hành nghề.
Lưu ý: Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp theo mẫu quy định tại Phụ lục I1 Thông tư số 01/2013/TTBKHĐT.
1.1.2. Nộp và hoàn thiện hồ sơ (Quy định tại Điều 25 Nghị số 43/2010/NĐCP và Phụ lục "Biểu mức thu phí, lệ phí đăng ký doanh nghiệp" tại Thông tư số 176/2013/TTBKHĐT):
Cách thức thực hiện:
Đăng ký trực tiếp tại Phòng Đăng ký kinh doanh.
Đăng ký trực tuyến trên Cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia (Xem Tài liệu hướng dẫn đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử).
Trình tự thực hiện (đối với trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp):
Bước 1: Doanh nghiệp chuẩn bị hồ sơ đầy đủ theo quy định.
Bước 2: Doanh nghiệp nộp hồ sơ tới cơ quan đăng ký doanh nghiệp. Người thành lập doanh nghiệp hoặc người đại diện theo ủy quyền nộp hồ sơ theo quy định tại Phòng Đăng ký kinh doanh cấp tỉnh, thành phố nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính. Doanh nghiệp nộp lệ phí Đăng ký doanh nghiệp là 200.000 đồng. Phòng Đăng ký kinh doanh kiểm tra hồ sơ đủ giấy tờ theo quy định, tiếp nhận hồ sơ và cấp Giấy biên nhận cho doanh nghiệp.
Bước 3: Phòng Đăng ký kinh doanh kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và giải quyết hồ sơ của doanh nghiệp. Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, Phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh có thông báo bằng văn bản nêu rõ nội dung cần sửa đổi, bổ sung trong vòng 05 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ.
Bước 4: Căn cứ theo ngày hẹn trên giấy Biên nhận, doanh nghiệp đến Phòng Đăng ký kinh doanh để nhận kết quả giải quyết hồ sơ.
Nhận kết quả (Quy định tại điều 25 Nghị định số 43/2010/NĐCP, và Điều 31 Thông tư số 01/2013/TTBKHĐT)
Đối với hồ sơ chưa hợp lệ cần bổ sung, doanh nghiệp thực hiện theo các bước như sau:
Doanh nghiệp nhận Thông báo bổ sung hồ sơ.
Doanh nghiệp điều chỉnh lại hồ sơ theo nội dung hướng dẫn trong thông báo bổ sung và nộp lại hồ sơ theo quy trình nộp và hoàn thiện hồ sơ trên.
Đối với hồ sơ hợp lệ, được chấp thuận:
Nếu doanh nghiệp nộp hồ sơ bằng bản giấy tại phòng Đăng ký kinh doanh: Tới ngày hẹn trả kết quả, doanh nghiệp nhận Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Nếu doanh nghiệp nộp hồ đăng ký kinh doanh qua mạng sử dụng tài khoản đăng ký kinh doanh: đến ngày hẹn trả kết quả, doanh nghiệp mang một bộ hồ sơ đăng ký doanh nghiệp bằng bản giấy kèm theo Giấy biên nhận hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử đến Phòng Đăng ký kinh doanh và nhận Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Lưu ý: Với trường hợp đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử sử dụng tài khoản đăng ký kinh doanh, nếu quá thời hạn 30 ngày, kể từ ngày gửi thông báo về việc cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp mà Phòng Đăng ký kinh doanh không nhận được hồ sơ bằng bản giấy thì hồ sơ đăng ký điện tử của doanh nghiệp không còn hiệu lực.
Sau khi đăng ký kinh doanh (Quy định tại Điều 9, Điều 28 Luật Doanh nghiệp)
Sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, để có thể chính thức hoạt động, doanh nghiệp cần thực hiện một số thủ tục sau:
- Sau khi có mã số doanh nghiệp (đồng thời là mã số thuế), doanh nghiệp cần thực hiện một số thủ tục về thuế tại Cơ quan Thuế để kê khai, nộp thuế theo thông báo của Cục thuế tỉnh/thành phố (thủ tục tạo và phát hành hóa đơn; thủ tục mua, cấp hóa đơn; thủ tục kê khai nộp thuế,…).
- Doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện thực hiện thủ tục khắc dấu cần liên hệ với cơ quan liên quan và cơ quan công an để thực hiện thủ tục khắc dấu, đăng ký mẫu dấu theo quy định tại Nghị định số 58/2001/NĐCP.
- Đối với ngành nghề kinh doanh có điều kiện: sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp liên hệ cơ quan quản lý chuyên ngành để được hướng dẫn.
- Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày thành lập hoặc đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp, doanh nghiệp phải đăng nội dung đăng ký doanh nghiệp trên cổng Thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia theo quy định tại Điều 28 Luật doanh nghiệp, Khoản 2 Điều 1 Nghị định số 05/2013/NĐCP và trả phí công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp.
Nghĩa vụ của doanh nghiệp:
Hoạt động kinh doanh theo đúng ngành, nghề đã ghi trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; bảo đảm điều kiện kinh doanh theo quy định của pháp luật khi kinh doanh ngành, nghề kinh doanh có điều kiện.
Trường hợp phát hiện nội dung trong Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp chưa chính xác so với nội dung hồ sơ đăng ký doanh nghiệp thì doanh nghiệp gửi thông báo yêu cầu cơ quan đăng ký kinh doanh hiệu đính cho phù hợp. Việc tự ý thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp là vi phạm pháp luật và sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính.
Treo biển tại trụ sở của doanh nghiệp.
Khi thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh, người thành lập doanh nghiệp phải đến cơ quan đăng ký kinh doanh thực hiện đăng ký thay đổi kịp thời và chính xác trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày có quyết định thay đổi.
Tổ chức công tác kế toán, lập và nộp báo cáo tài chính trung thực, chính xác, đúng thời hạn theo quy định của pháp luật về kế toán.
Đăng kê khai thuế, nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật.
Bảo đảm quyền, lợi ích của người lao động theo quy định của pháp luật về lao động; thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm khác cho người lao động theo quy định của pháp luật về bảo hiểm.
Bảo đảm và chịu trách nhiệm về chất lượng hàng hóa, dịch vụ theo tiêu chuẩn đã đăng ký hoặc công bố.
Thực hiện chế độ thống kê theo quy định của pháp luật về thống kê; định kỳ báo cáo đầy đủ các thông tin về doanh nghiệp, tình hình tài chính của doanh nghiệp với cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo mẫu quy định; khi phát hiện các thông tin đã kê khai hoặc báo cáo thiếu chính xác, chưa đầy đủ thì phải kịp thời sửa đổi, bổ sung các thông tin đó.
Tuân thủ quy định của pháp luật về quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ tài nguyên, môi trường, bảo vệ di tích lịch sử, văn hóa và danh lam thắng cảnh.
Nộp Báo cáo tài chính cho cơ quan đăng ký kinh doanh, cơ quan thuế, cơ quan thống kê trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày kết thúc kỳ kết toán năm.
Doanh nghiệp phải lưu giữ các tài liệu của doanh nghiệp tại trụ sở chính của doanh nghiệp theo quy định tại Điều 12 Luật Doanh nghiệp.
1.2. Giấy kiểm nghiệm nước đầu vào:
Áp dụng theo QCVN 6-1:2010/BYT. Bên cạnh đó cần tham khảo quy định của Sở Y Tế Tỉnh.
1.3. Giấy kiểm nghiệm nước thành phẩm:
Áp dụng theo QCVN 6-1:2010/BYT.
1.4. Giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm:
Hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận bao gồm:
- Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận (theo mẫu I ban hành kèm theo Quy chế này).
- Bản sao công chứng Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (nếu có).
- Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm, bao gồm:
- Bản vẽ sơ đồ mặt bằng cơ sở sản xuất, kinh doanh và các khu vực xung quanh.
- Bản mơ tả quy trình chế biến (quy trình cơng nghệ) cho nhĩm sản phẩm hoặc mỗi sản phẩm đặc thù.
- Bản cam kết bảo đảm vệ sinh, an toàn thực phẩm đối với nguyên liệu thực phẩm và sản phẩm thực phẩm do cơ sở sản xuất, kinh doanh (theo mẫu II ban hành kèm theo Quy chế này).
- Bản sao công chứng “Giấy chứng nhận đủ điều kiện sức khoẻ” của chủ cơ sở và của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
- Bản sao công chứng Giấy chứng nhận được tập huấn kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm của chủ cơ sở và của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
Bước 1 : Chuẩn bị hồ sơ và nộp tại Sở Y Tế
- Đơn đề nghị
- Quy trình chế biến thực phẩm
- Cam kết
- Sơ đồ mặt bằng
- Quyết định bổ nhiệm, Giám đốc hoặc phó giám đốc, quản lý
- Danh sách nhân viên trực tiếp sản xuất có khám sức khỏe (thẻ xanh)
- Giấy xét nghiệm nước ( nếu có)
- Giấy xét nghiệm nước đá( nếu có)
Bước 2 : Sau 10 đến 15 ngày TTYTẾ DỰ PHÒNG TP (699 Trần Hưng Đạo, Phường1, Quận 5) sẽ cho người xuống cơ sở để hướng dẫn KH trước khi Đoàn Ktra xuống thanh tra. Nộp lệ phí thẩm định 200.000đ. Thời gian nộp HS và giải quyết là: 25 ngày làm việc, 35 ngày bình thường.
Bước 3: Đúng ngày hẹn đến Sở Y Tế TP Hồ Chí Minh để nhận kết quả (Nếu không có gì thay đổi). Nộp lệ phí 50.000đ.
1.5. Giấy an toàn phòng cháy chữa cháy:
Thủ tục bao gồm:
- Đơn đề nghị cấp “Giấy chứng nhận đủ điều kiện về phòng cháy, chữa cháy” theo mẫu PC5
- Bản sao chứng nhận thẩm quyền về phòng cháy, chữa cháy và văn bản nghiệm thu về phòng cháy, chữa cháy đối với xây dựng mới hoặc cải tạo, phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về đảm bảo an toàn phòng cháy, chữa cháy khi đóng mới hay hoán cải hoặc bản sao biên bản kiểm tra an toàn về phòng cháy, chữa cháy đối với cơ sở và phương tiện giao thông cơ giới khác
- Bản thống kê các phương tiện phòng cháy, chữa cháy. Phương tiện thiết bị cứu người đã trang bị theo mẫu PC6
- Quyết định thành lập đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở kèm theo danh sách những người đã qua huấn luyện về phòng cháy, chữa cháy
- Phương án chữa cháy
(Trích: “Dự án nhà máy nước tinh khiết 1000 L/h”)
0 nhận xét:
Đăng nhận xét